Truyền thông tạo các thông điệp dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong truyền thông tạo tác động, với lĩnh vực chính sách thì yếu tố quan trọng là những người nắm giữ thông tin: các quan chức chính phủ, và đội ngũ hỗ trợ. Để tạo được tác động, những người truyền tin và tạo nguồn tin cần nâng cao hiểu biết và gắn kết quan hệ của các cơ quan và cá nhân lãnh đạo với giới truyền thông.
Nhiều cơ quan và lãnh đạo thường có xu hướng giữ lại thông tin do nghi ngờ mục đích của phương tiện truyền thông hoặc e ngại những hậu quả tiêu cực.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi hoặc nghi ngờ này thường là kết quả của việc thiếu kiến thức và kinh nghiệm đối phó với truyền thông, hoặc cũng có thể do khối truyền thông không đủ kinh nghiệm và kiến thức để truyền tải thông tin một cách chuẩn xác, đúng tầm.
Kiến thức truyền thông bao gồm hiểu biết về tổng thể, tư duy phản biện, cách thức thể hiện và các phương tiện, công cụ, nền tảng truyền thông, nhất là với công nghệ truyền thông hiện đại.
Kiến thức truyền thông cũng liên quan đến việc thừa nhận sức mạnh của truyền thông ẩn.
Truyền thông ẩn là ngữ cảnh hoặc nền của thông điệp chính, bao gồm hình ảnh, âm thanh tương tác và nhiều yếu tố khác. Mỗi nội dung trong đó truyền tải thông điệp một cách bóng gió gợi mở và hướng cảm nhận đến thông điệp chính.
Để truyền tải thông điệp một cách mạnh mẽ, lan tỏa, thì ngoài sự hấp dẫn của người diễn thuyết, nội dung diễn thuyết, thì người truyền tải cũng như người tiếp nhận cần phải có những khái niệm cơ bản về:
Hiểu về các nền tảng truyền thông sẵn có, cách vận hành phương tiện và truyền tải thông tin;
Khả năng tạo thông điệp truyền thông;
Nhận định được lợi ích thương mại đằng sau thông điệp;
Hiểu được ảnh hưởng không thể tránh khỏi của các giá trị và quan điểm của những người làm truyền thông;
Hiểu biết về “các công cụ thuyết phục”; và ngôn ngữ không lời;
Nhận thức được vai trò của văn hóa trong việc truyền thông điệp và hiểu thông điệp, nhất là trong truyền thông quốc tế;
Nhận biết sự khác biệt giữa thông điệp chính và thông điệp ẩn;
Hiểu phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến suy nghĩ và thái độ của chúng ta như thế nào;
Luôn có một câu chuyện hoặc bức tranh lớn hơn về những gì đang được trình bày;
Nhận ra sự thiên vị, thông tin sai lệch hoặc không chính xác;
Phát triển kỹ năng tạo ra những thông điệp riêng, khác biệt, thời sự… để được truyền thông trích dẫn.
Hiểu được sức mạnh và vai trò của báo chí công dân trong bối cảnh mạng xã hội phát triển nở rộ, mỗi công dân là một người đưa tin.
Nhận biết các bối cảnh tự do, hạn chế, hay là tính thời điểm đối với thông tin;
Nhận biết các tác động khác nhau của phương tiện truyền thông dựa trên thời gian (chẳng hạn như phim) so với phương tiện truyền thông tĩnh (chẳng hạn như ảnh);
Hiểu cách thức hoạt động của trí nhớ khán giả – những gì họ sẽ nhớ ngay lập tức và những gì họ nhớ nhiều tháng sau đó;
Hiểu cảm xúc đóng vai trò như thế nào đối với việc giải thích thông điệp và trí nhớ;
Nhận biết cách tạo thông điệp để nâng cao phản ứng cảm xúc (bao gồm việc sử dụng khung hình, góc độ và ánh sáng);
Hiểu được tác động của các khuôn khổ pháp lý đối với thông điệp truyền thông;
Hiểu về quyền im lặng, quyền trả lời và quyền được bảo vệ danh tính nguồn;
Hiểu được việc liên kết nguồn lực để nhiều người cùng truyền đi một thông điệp trong thời gian ngắn;
Hiểu được các nguyên tắc căn bản và đội ngũ cố vấn hỗ trợ để xử lý khi khủng hoảng xảy ra.