Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bình Dương đã đạt được những bước tiến quan trọng, từ vùng đất có thu nhập thấp đã trở thành vùng đất có thu nhập trung bình cao, vì vậy Bình Dương chính là địa phương đầu tiên trên cả nước phải đối mặt với thách thức vượt qua bẫy thu nhập trung bình để chuyển mình trở thành vùng đất có thu nhập cao quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bình Dương đã duy trì gần 3 thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, vươn lên từ tỉnh nhèo phụ thuộc vào nông nghiệp trở thành tỉnh công nghiệp nằm trong TOP 3 cả nước về đóng góp ngân sách cho trung ương sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; từ địa phương có thu nhập thấp trở thành một địa phương có thu nhập trung bình cao. Thách thức của Bình Dương trong việc tránh sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn thu nhập trung bình để bước vào giai đoạn phát triển có thu nhập cao là rất lớn.
Phiên Toàn thể Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ: Thành tựu và Triển vọng
TỪ CHÍNH SÁCH RA CUỘC SỐNG: THÚC ĐẨY PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BÌNH DƯƠNG
Trong những năm trở lại đây, bằng nhiều nỗ lực, Bình Dương đang ngày càng đóng góp nhiều hơn trong tăng trưởng chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Là một trong 4 tỉnh thành trong Vùng điều tiết về ngân sách trung ương, Bình Dương cùng Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp hơn 91,7% tổng thu ngân sách của Vùng và 37% tổng thu ngân sách cả nước; trong đó, Bình Dương đóng góp khoảng 10% của Vùng và 4% cả nước. Năm 2021, mặc dù là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh vẫn đạt mức dương 2,62%, đây là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam; kim ngạch xuất khẩu chiếm 24,6 % cả Vùng và 10% cả nước; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt kết quả khả quan, trong năm tỉnh đã thu hút được 2,7 tỷ USD, qua đó lũy kế đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 37,7 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Bình Dương đã và đang tích cực huy động nguồn lực trong và ngoài ngân sách để đầu tư hạ tầng giao thông, góp phần tăng tính kết nối Vùng, hỗ trợ thông thương và phát triển kinh tế chung của Vùng; có thể kể đến một số dự án Bình Dương đang phối hợp triển khai với các tỉnh trong Vùng như khép kín đường Vành Đai 3, 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn đi qua tỉnh Bình Dương, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Cầu Tây Ninh nối huyện Dầu Tiếng và huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh), Cầu Bạch Đằng 2 nối huyện Tân Uyên với huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
Từ triết lý phát triển và nền tảng tích lũy qua quá trình phát triển, để là tỉnh đầu tiên trên cả nước vượt qua được bẫy thu nhập trung bình, Bình Dương cần trả lời được 5 câu hỏi:
1. Làm thế nào tiếp tục phát huy chiến lược phát triển theo hệ sinh thái? Xây dựng các công trình tạo lực kiểu mới để tạo sự cộng hưởng bổ sung giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế của tỉnh?
2. Động lực phát triển kinh tế mới nào thay thế việc phát triển dựa trên thâm dụng lao động và thâm dụng đất đai, qua đó giúp Bình Dương trực tiếp giải quyết bài toán năng suất lao động?
3. Làm thế nào để tránh việc đô thị hóa ồ ạt và quay lại vết xe đổ của các thành phố phát triển trước?
4. Làm thế nào để phát triển hài hòa, bền vững không phải trả giá cho môi trường và sinh thái?
5. Làm thế nào tham gia và quá trình toàn cầu hóa sâu rộng hơn để tận dụng được nguồn lực đa phương, tránh sự phụ thuộc vào những thị trường đơn lẻ?
6. Làm thế nào để “không một ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, mọi tầng lớp xã hội đều được thụ hưởng thành quả của quá trình phát triển?
Bình Dương chặng đường 1/4 thế kỷ, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Với triết lý phát triển: xây dựng một môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả, xây dựng một xã hội nhân văn, hài hòa và bền vững và xây dựng một chính quyền kiến tạo tích cực, đồng thời chiến lược phát triển 6 trụ cột để vượt qua bẫy thu nhập trung bình khẳng định Bình Dương đã và đang định hình, xây dựng một hướng đi đúng đắn kết hợp giữa nền tảng lý luận và thực tiễn một cách vững chắc.
Bản quy hoạch tích hợp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 quyết định bước phát triển của Bình Dương trong những năm tiếp theo, cần tiếp tục kế thừa và phát huy được những định hướng đó. Bản quy hoạch cần được xây dựng bằng phương pháp khoa học, biện chứng, xây dựng được các kịch bản phát triển của Bình Dương bằng những mô hình lý thuyết khoa học, dựa trên những dữ liệu hiện trạng về tỉnh để phục vụ cho qua trình ứng dụng, theo dõi diễn biến của thực tế ánh xạ qua từng kịch bản, giúp cho Bình Dương điều chỉnh và linh động trong quá trình thực thi quy hoạch, điều chỉnh bố trí và phân bổ nguồn lực tổng thể, trong đó có nguồn lực tài chính, tối ưu hóa quá trình đưa quy hoạch vào cuộc sống, vì một Bình Dương thịnh vượng bền vững.
Một số hình ảnh các hoạt động khác:
Thy Nga, Bình Dương, Tháng 04.2022.