COVID-19, và cái giá của mỗi người, mỗi quốc gia là khác nhau

Thế giới đã sẵn sàng tinh thần để COVID 19 sẽ ở lại mãi mãi?

Còn quá sớm để biết chính xác thế giới sau COVID-19 sẽ như thế nào, nhưng một số bài học quan trọng đã trở nên rõ ràng. Đầu tiên, đại dịch đã nhắc nhở thế giới cần phải giải quyết các vấn đề cấu trúc dai dẳng trong sự bất bình đẳng giàu nghèo như thế nào. Cuộc khủng hoảng đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng sâu sắc giữa và ngay trong các quốc gia.

Dịch bệnh đang ảnh hưởng đến các cường quốc và các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển, và các quốc gia nghèo theo những cách khác nhau. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến người giàu và người nghèo theo những cách khác nhau.

Đối mặt với những tác động của COVID-19, mỗi người trả một giá vé khác nhau – cả về sức khỏe, tinh thần và kinh tế – tùy thuộc vào nguồn tài nguyên mà họ sử dụng, tùy thuộc vào quốc gia mà họ sinh sống và thậm chí tùy thuộc vào loại nhà của chúng ta ở hoặc loại công việc mà chúng ta làm, những kĩ năng mà chúng ta đang có.

Số phận của những người dân phải đối mặt với đại dịch cũng gắn chặt với những quan điểm chính trị của lãnh đạo các quốc gia. Trong bối cảnh những bất ổn hiện tại xung quanh đại dịch và tác động của nó, việc sử dụng thông tin, và cởi mở thông tin đã tạo ra một sự nhiễu loạn trước những quyết định và bộc lộ các lỗ hổng nghiêm trọng trong thế giới không bình đẳng nhưng liên kết chặt chẽ với nhau.

Cuộc khủng hoảng cũng đã làm sâu sắc thêm sự bất mãn của người dân đối với các lãnh đạo, sự nghi ngờ đối với giới tinh hoa và sự không hài lòng của họ trước những cánh cửa đóng kín với nhiều quyết định mà người dân tin rằng không được dựa trên một báo cáo tổng thể và không dựa trên quyền lợi của đa số dân chúng.

Trên khắp thế giới, từ Washington đến Bắc Kinh, từ New York đến Geneva, Thái Lan hay Việt Nam, COVID đều đang để lại những vấn đề về tinh thần trước khi có sự kiệt quệ thể chất.

Bức tranh dịch bệnh từ Việt Nam và thế giới, ngày 30.08.2021.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 449.489 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 163/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.572 ca nhiễm).

Trên toàn cầu, số ca mắc giảm 1% và số ca tử vong tăng 1% trong 14 ngày, với xu hướng giảm trung bình trong 7 ngày kể từ ngày 27 tháng 8. Có 18.589.957 trường hợp nhiễm COVID trên khắp thế giới.

Phân tích dữ liệu của Việt Nam với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ và Trung Quốc tính đến hết ngày 29/08, nguồn: our World in Data

Năm quốc gia có số ca mắc mới nhiều nhất: Ấn Độ 43.381 ca. Hoa Kỳ 37.262. Vương quốc Anh 33,196. Iran 31.516. Và Nhật Bản 22.748. Hiện đã có ít nhất 4.500.291 trường hợp tử vong được báo cáo liên quan đến Covid trên toàn thế giới.

Riêng tại Hoa Kỳ, chọn phân tích Hoa Kỳ vì cho đến nay tỷ lệ người dân Hoa Kỳ được tiêm chủng đầy đủ là 51,9%. Tuy nhiên, trong vòng 14 ngày trở lại đây, số ca mắc bệnh tăng 20%, số ca tử vong tăng 95% và số ca nhập viện tăng 25%. Số ca mắc mới trung bình trong 7 ngày đang có xu hướng tăng lên kể từ ngày 5 tháng 7. Một lần nữa lặp lại con số kinh khủng có hơn 8 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ, ở mức 8.184.348 (tính đến 16:00 ngày 30.08.2021 giờ Việt Nam).

Theo nguồn tổng hợp từ WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC: Đã có ít nhất 637.525 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ được ghi nhận có liên quan đến COVID. Không phải tất cả các bang đều báo cáo số liệu hàng ngày, 5 bang có số ca nhập viện tính theo đầu người tăng cao nhất trong 14 ngày: South Dakota tăng 104%. New Hampshire 90%. Delaware 77%. Maine 75%. Và Tây Virginia 66%. 10 quận hàng đầu có số ca mắc bệnh trên đầu người cao nhất gần đây theo The New York Times: Taylor, FL. Clay, KY. Cook, GA. Pierce, GA. Bell, KY. McIntosh, GA. Hardee, FL. Live Oak, TX. Emanuel, GA. And Crockett, TN.

5 quốc gia có số người được tiêm chủng đầy đủ trong 24 giờ gần đây tăng mạnh nhất: Sri Lanka, Australia, Ấn Độ, tăng 2%, Hàn Quốc và Malaysia 1%…

Các dấu hiệu ban đầu cho thấy vắc xin COVID-19 đang có tác động, nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi về con đường dẫn đến bình thường.

Khi nào chúng ta sẽ trở lại bình thường?

Điều đó phụ thuộc vào các định nghĩa từ bình thường. Có nhiều định nghĩa về bình thường như một khái niệm sạch đẹp, ý tưởng điểm đến hạn, rằng nếu chúng ta có thể đến đó, virus sẽ biến mất, và chúng ta có thể tiếp tục công việc của mình như thể COVID không còn tồn tại. Quan điểm đó như một chiếc bánh được vẽ trên bầu trời, rất hấp dẫn, một câu chuyện cổ tích, và những chiến lược đến “bình thường” đó thì như những que diêm của cô bé trong đêm đông cần sưởi ấm – tạm bợ, nhen nhúm.

Một số quan điểm khác, bình thường nghĩa là miễn dịch cộng đồng. Vẫn chưa rõ là bao nhiêu phần trăm dân số cần được tiêm phòng hoặc phục hồi COVID-19 để tạo ra miễn dịch cộng đồng. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều phải trung thực và khiêm tốn. Không ai thực sự biết chắc về COVID sẽ tiếp nối thế nào.

Theo báo cáo của Liên minh đổi mới về chuẩn bị sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), những phát triển gần đây của vắc-xin COVID-19 đã có hiệu quả cao trong việc hạn chế những ca nhập viện và tử vong, nhưng khả năng miễn dịch cộng đồng, ngay cả khi đã đạt được, vẫn có thể dễ dàng phai nhạt khi khả năng miễn dịch suy giảm hoặc xuất hiện các biến thể mới. Nhiều nhà dịch tễ học trên thế giới đã cho biết việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong ở người cao tuổi và những người có bệnh nền – đã là một thành tựu. Một số nhà khoa học và bác sĩ lưu ý rằng ngay cả những trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến hiện tượng “COVID kéo dài” với các triệu chứng kéo dài khi một phần lớn dân số vẫn có thể bị nhiễm bệnh và phát triển các bệnh nhẹ hoặc nhiễm bệnh mà không có triệu chứng.

Tương lai của đại dịch COVID-19 và các kịch bản 

Đại dịch COVID-19 đã gặp phải những phản ứng không đồng đều ở các quốc gia khác nhau và dẫn đến những tác động không đồng đều. Vắc xin COVID-19 đang được triển khai ở nhiều quốc gia, nhưng điều này không có nghĩa là cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết. Đơn giản là chúng ta đang chuyển sang một giai đoạn mới của đại dịch.
Những gì tiếp điễn phụ thuộc vào sự phát triển và biến thể của SARS-CoV-2, vào hành vi của người dân, vào quyết định của các chính phủ về cách ứng phó với đại dịch, vào tiến bộ trong việc phát triển và điều trị vắc-xin cũng như mức độ mà cộng đồng quốc tế có thể sát cánh cùng nhau trong nỗ lực kiểm soát COVID-19.

Chỉ riêng vắc xin, trừ khi chúng đạt được độ bao phủ dân số cao, mang lại sự bảo vệ lâu dài và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền cả SARS-CoV-2 và COVID-19 mới mang lại một viễn cảnh thế giới quay trở lại “như bình thường”.

Báo cáo của Ủy ban Khoa học của Pháp về Vắc xin COVID-19, cho biết khả năng miễn dịch của cộng đồng là không cần thiết để mang lại trạng thái bình thường. “Mục tiêu đầu tiên là có sự bảo vệ cho cá nhân, và bằng cách tổng hợp các biện pháp bảo vệ cá nhân, dần tạo nên sự bảo vệ cho xã hội sẽ cho phép các quốc gia quay trở lại với cuộc sống với các hoạt động được diễn ra gần như bình thường.

Chúng ta phải đưa ra quyết định về mức độ xã hội mà chúng ta có thể và muốn sống cùng.

Rốt cuộc, xã hội vẫn đang sống chung với bệnh cúm, căn bệnh vẫn còn lưu hành dù đã có vắc xin. Dù rằng bệnh cúm chưa bao giờ là một mô hình hấp dẫn. Nó giết chết 290.000 – 650.000 người mỗi năm trên thế giới- một con số mà tất cả chúng ta, đều không muốn chấp nhận từ COVID-19.

Các quốc gia, cộng đồng và cá nhân phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó lâu dài hơn với COVID-19. Cho đến khi đạt được mức độ bảo vệ toàn cầu thông qua vắc-xin trên toàn thế giới, sẽ là thảm họa nếu các biện pháp hiện tại được nới lỏng quá sớm. 

Các chiến lược của các tổ chức toàn cầu, các quyết định của các chính phủ trên thế giới, cũng như các hành vi của công dân trong mọi xã hội, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hành trình phía trước. Có rất nhiều kết quả có thể xảy ra.

  • Ở một cực điểm là kịch bản lạc quan nhất, trong đó vắc xin COVID-19 thế hệ mới có hiệu quả chống lại tất cả các biến thể SARS-CoV-2 (bao gồm cả những biến thể có thể chưa xuất hiện) và việc kiểm soát vi rút được theo đuổi hiệu quả ở mọi quốc gia với nỗ lực phối hợp đạt được sự kiểm soát toàn cầu. Ngay cả khi có sự hợp tác quốc tế và tài trợ đầy đủ, kịch bản này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để đạt được.

Sáng kiến ​​COVAX chỉ là một bước khởi đầu nhằm giải quyết vấn đề công bằng vắc xin và phối hợp toàn cầu để tiếp cận vắc xin, đặc biệt là đối với các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

  •  Ở một khía cạnh khác là một kịch bản bi quan, trong đó các biến thể SARS-CoV-2 xuất hiện nhiều lần với khả năng thoát khỏi miễn dịch vắc xin, để chỉ các nước có thu nhập cao mới có thể đáp ứng bằng cách nhanh chóng sản xuất vắc xin thích ứng cho nhiều đợt tái nhiễm cộng đồng nhằm theo đuổi sự kiểm soát quốc gia trong khi phần còn lại của thế giới phải vật lộn với các biến thể mới và vắc xin không đủ hiệu quả chống lại các biến thể vi rút mới lưu hành.

Trong một kịch bản như vậy, ngay cả ở các quốc gia có thu nhập cao, có thể sẽ có những đợt bùng phát lặp lại và con đường dẫn đến “bình thường” trong xã hội và nền kinh tế sẽ kéo dài hơn nhiều.

  • Và còn nhiều kịch bản trung gian hoặc xen kẽ khác. Các quốc gia đã kiểm soát được SARS-CoV-2 và các quốc gia có mức độ lây truyền vi rút cao sẽ kịp thời đến được một điểm đến giống nhau, qua các con đường đến đó hoàn toàn khác nhau, bởi vì không quốc gia nào có thể bị cô lập từ phần còn lại của thế giới. Đáng tiếc, có nhiều quốc gia làm việc tách biệt với nhau và với các cơ quan toàn cầu đang góp phần kéo dài đại dịch. Phương pháp tiếp cận mang tính dân tộc hơn là toàn cầu đối với việc cung cấp, phân phối và cung cấp vắc xin COVID-19 sẽ có khả năng dẫn đến kết quả bi quan hơn nhiều, chẳng hạn ở một số quốc gia Châu Phi mức độ tiêm chủng chưa đạt 2% thì tại một số các quốc gia khác, đang có chiến lược tiêm mũi văcxin thứ 3 cho người dân.

Khẩu hiệu: “thế giới sẽ không an toàn cho đến khi mọi người được an toàn… thực sự là khẩu hiệu đúng nhất trong số rất nhiều khẩu hiệu đã được đặt ra xung quanh đại dịch.”

Ngoài ra, trừ khi các quốc gia hợp tác với nhau để mở rộng các nỗ lực ngăn chặn, nguy cơ xảy ra các đại dịch khác ngay trong thời điểm chúng ta phải ứng phó với COVID-19 như các thảm họa xuyên biên giới khác bao gồm cả những thảm họa do biến đổi khí hậu thúc đẩy, lũ lụt thiên tai vẫn đang là một mối đe dọa thường xuyên.

Có rất nhiều quyết định trong đại dịch sẽ gia tăng sự bất bình đẳng

  • Như sự bất bình đẳng nói đến từ đầu bài, một quyết định về giáo dục trực tuyến được đưa ra, nhấn mạnh vào các công cụ trực tuyến để tạo điều kiện kết nối với sự tương tác ảo, bỏ qua rằng gần như một nửa thế giới vẫn ngoại tuyến. Thế giới phát triển chiếm 87% số người sử dụng Internet và ở các nước kém phát triển thì chỉ có 19%.
  • Khi sự sinh sống của bạn dựa trên công lao động mỗi ngày, bạn không thể ‘ở nhà và giữ an toàn’. Ở nhiều quốc gia, người dân đã xuống đường để phản đối rằng ‘virus gây đói’ sẽ giết họ nhanh hơn Coronavirus.
  • Các chiến lược quốc gia ứng phó với COVID-19 phổ biến tập trung vào việc giãn cách xã hội và bảo vệ cá nhân, đó là chính sách dành cho những người có không gian và phương tiện để giãn cách. Hơn 100 triệu người vô gia cư trên toàn thế giới không thể tuân theo các lệnh ở nhà, và khi chưa có giải pháp cho nhóm những người này, thì thật khó để an toàn qua đại dịch,

Yêu nước là ở nhà. Ở nhà là yêu nước. Nhưng nếu không có nhà thì sao? Các chính sách hỗ trợ những người vô gia cư cần dễ dàng hơn trong tiếp cận.

Quá trình nghiên cứu chiến lược ứng phó đại dịch của nhiều quốc gia đang đưa ra trong thời gian qua, với những quyết sách và những biến đổi cơ bản xã hội dường như đang tạo ra sự bất bình đẳng không hề nhỏ. Chúng ta chờ đợi các kịch bản dự báo tương lai COVID-19 từ các tổ chức khoa học và các tổ chức, chuyên gia dịch tễ toàn cầu với các phạm vi trong trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và người dân đưa ra quyết định sáng suốt.

Chiến lược của các Chính phủ đưa ra trong thời gian tới không chỉ được thông báo bởi các ưu tiên ngắn hạn mà còn phải đưa ra một bức tranh tổng thể và hướng tới một đích đến cuối cùng cho người dân của quốc gia mình và của các quốc gia khác trên toàn cầu. 

Càng nhiều người trong cộng đồng được tiêm vắc-xin thì càng ít người dễ nhiễm bệnh
Source photos by Reuters and Getty Images

Và rồi chúng ta cũng sẽ quen với COVID-19, chúng ta cũng có thể cảm thấy may mắn khi đối diện, vì những con số thống kê chỉ là thống kê, trên thế giới, cái giá mua một chiếc vé đến với COVID-19 của mỗi người là khác nhau, người giàu khác người nghèo, người da trắng khác người da đen, và có những người da màu chết đi mà một số nhân khẩu học thậm chí không được ghi vào sổ cái. COVID-19 sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh về giới, khi các vụ bạo lực gia đình, tảo hôn, và mang thai ngoài ý muốn gia tăng, hàng triệu người mắc kẹt, vô gia cư và đói khát, những người mất kế sinh nhai đang có một danh sách kéo dài chưa biết ngày chấm dứt, ở khắp nơi trên thế giới.

Thy Nga, 30.08.2021