V-startup & IG Group: Chính sách Công nghệ Blockchain và Crypto Currency tại Việt Nam

Theo Quyết định 942 mới ban hành của Thủ tướng về chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số giai đoạn 2021-2025, việc “nghiên cứu, xây dựng và thí điểm tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain” là một trong các nhiệm vụ để phát triển, làm chủ các công nghệ lõi.

DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ VÀ BLOCKCHAIN CURRENCY VIỆT NAM 2017

Năm 2018, V-startup hợp tác IG Group, Chuyên gia Nguyễn Thy Nga và các đối tác đồng sáng lập All in Station, không gian blockchain đầu tiên của Việt Nam, và trong thời gian đó song song cùng “các đối tác đã và đang nghiên cứu và phát triển công nghệ Blockchain trong nước và quốc tế”, đã trình dự thảo “Chính sách Công nghệ Blockchain và Crypto Currency tại Việt Nam” với nội dung xoay quanh việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy/phát triển CN Blockchain & Quản lý tiền mã hoá tại Việt Nam, gặp gỡ làm việc với Lãnh đạo Đảng và Chính phủ đề xuất phối hợp xây dựng dự thảo và liên kết chuyên gia. Khung tài liệu đã trình có đề cương, bản đầu tiên như sau:

I. Sự cần thiết của việc xây dựng chính sách

– Phát triển công nghệ 4.0 nói chung và Blockchain nói riêng.

– Bảo vệ người dân, chống các hoạt động lừa đảo.

– Tăng thu nhập cho quốc gia.

– Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ.

II. Các Định Nghĩa

– Công nghệ Blockchain.

– Các ứng dụng dựa trên công nghệ Blockchain.

– Crypto Currency.

– Token:

  • Token là Crypto Currency nhưng hoạt động trên 1 nền tảng Blockchain khác, ví dụ các token ERC20 hoạt động trên Blockchain Ethereum.
  • Các Crypto Currency có thể được sinh ra bởi nhiều cá nhân (các miners) còn các token sẽ được sinh ra bởi 1 cá nhân

– Các loại Token.

  • Equity.
  • Utility.
  • Securities.

– Các hoạt động dựa trên Blockchain và Crypto Currency/Token.

  • Giao dịch trực tiếp.
  • Giao dịch trên ứng dụng (Utility).
  • Sàn giao dịch.

– Các hoạt động gọi vốn dựa trên Crypto Currency/Token.

III. Chính sách của thế giới đối với Crypto Currency

Nhật Bản
– Đối với Crypto Currency/Token: Coi Bitcoin là một đơn vị thanh toán (Legal Tender).

– Đối với Sàn Giao Dịch:Các sàn giao dịch hoạt động tại Nhật Bản được coi là hợp pháp nếu có đăng ký và đóng thuế.

– Đối với công nghệ Blockchain: Khuyến khích phát triển.

Mỹ
– Đối với Crypto Currency/Token:

  • Không chấp nhận Bitcoin như một đơn vị thanh toán (Legal Tender).
  • The Securities and Exchange Commission coi Crypto Currency/Token như là security, đặc biệt đối với Crypto Currency/Token trong các dự án kêu gọi vốn (như ICO/TGE).
  • The Commodity Futures Trading Commission coi Bitcoin như là một commodity.

– Đối với sàn: Hợp pháp nếu được đăng ký tùy theo luật cụ thể của từng bang.

– Đối với ICO: The Securities and Exchange Commission coi Crypto Currency/Token như là security. Rất nhiều dự án ICO đã phải tuyên bố không nhận đầu tư từ Mỹ để tránh các vấn đề pháp lý sau này.

Trung Quốc
– Đối với Crypto Currency/Token: Không coi Bitcoin là một đơn vị thanh toán (Legal Tender). Nhìn chung tại Trung Quốc việc giao dịch tiền điện tử là “technically illegal”.

– Đối với sàn: Không hợp pháp, một loạt sàn giao dịch Crypto Currency tại Trung Quốc đã bị đóng cửa vào năm 2017.

– Đối với ICO: Không hợp pháp, nhiều dự án ICO phải tuyên bố không nhận đầu tư từ Trung Quốc.

Hàn Quốc
– Đối với Crypto Currency/Token: Không coi Bitcoin là một đơn vị thanh toán.

– Đối với sàn: Hợp lệ nếu có giấy phép (đăng ký với South Korea’s Financial Services Commission), nhưng các giao dịch Crypto Currency/Token sử dụng tài khoản ngân hàng ẩn danh.

Nga
– Đối với Crypto Currency/Token:

  • Không được chấp nhận là đơn vị thanh toán.
  • Các hoạt động giao dịch liên quan tới rubles hoặc ngoại tệ đều phải được thực hiện qua specialized “exchange operators.”.

– Đối với sàn: Phải được đăng ký và cấp phép. Người điều hành sàn tại Nga phải là “legal entities”.

– Đối với ICO:

  • Xây dựng khung pháp lý bảo vệ nhà đầu tư và kiểm soát ICO.
  • Có thể yêu cầu các dự án ICO cần cam kết sẽ mua lại được toàn bộ số token đã bán ở giá danh nghĩa, cũng như phải đảm bảo số tài sản dự án sở hữu lúc bắt đầu (thông qua tài khoản tại Ngân hàng Nga).

– Đối với Mining: Xây dựng khuôn khổ pháp lý và chế độ thuế cho các hoạt động mining.

– Đối với công nghệ Blockchain: Xây dựng môi trường “Sandbox” để thử các công nghệ tài chính mới/ mang tình đột phá.

Estonia
– Đối với Crypto Currency/Token:

  • Muốn xây dựng Crypto Currency của riêng mình (ESTCOIN) nhưng không được chấp nhận bởi EU.
  • Ủng hộ việc phát triển Crypto Currency/Token, cụ thể, Estonia đang lên kế hoạch sử dụng Crypto Token cho chương trình “e-residency” (cho phép người dân Estonia và cả người nước ngoài sử dụng chung 1 hệ thống định danh điện tử mang tầm cỡ quốc gia).

– Đối với sàn: Hợp pháp nếu có giấy phép đăng ký.

– Nhìn chung Estonia rất cởi mở với việc phát triển công nghệ Blockchain với chính sách cởi mở với các dự án Blockchain và gọi vốn dựa trên Crypto Currency/Token (ví dụ ICO).

Anh
– Đối với Crypto Currency/Token: Không chấp nhận Bitcoin là một đơn vị thanh toán.

– Đối với sàn: Hợp lệ nhưng cần đăng ký với Financial Conduct Authority và phải thỏa mãn các điều kiện về chống rửa tiền và chống khủng bố.

EU
– Đối với Crypto Currency/Token: Không chấp nhận Bitcoin cũng như bất cứ một đồng Crypto Currency nào khác vì không một quốc gia nào thuộc EU có thể ra đồng tiền riêng mới. Cụ thể đã từ chối việc Estonia muốn xây dựng đồng tiền điện tử riêng của nước này.

– Đối với sàn: Tùy theo luật từng quốc gia.

Singapore
– Đối với Crypto Currency/Token: Không coi Bitcoin là một đơn vị thanh toán. Nhấn mạnh đến tình rủi ro của các giao dịch Crypto Currency và ICO.

– Đối với sàn: Hợp lệ, nhưng có thể thuộc quyền kiểm soát của Monetary Authority of Singapore.

Ấn Độ
– Đối với Crypto Currency/Token: Không coi Bitcoin là một đơn vị thanh toán. Theo nhiều nguồn tin thì đang ngả theo hướng coi việc giao dịch Bitcoin là phạm pháp.

– Đối với sàn: Hợp lệ. Chính phủ đã ra các tuyên bố cảnh báo nhưng chưa thực sự kiểm soát các sàn giao dịch tại Ấn Độ.

Thụy Sĩ
– Đối với Crypto Currency/Token: Coi Bitcoin là hợp pháp. Nhìn chung Thụy Sĩ được coi là một trong những quốc gia cởi mở nhất đối với Crypto Currency cũng như các hoạt động gọi vốn liên quan tới Crypto Currency. Các dự án ICO mạnh nhất thế giới đều tập trung tại Thụy Sĩ.

– Đối với sàn: Hợp pháp và cần đăng ký với Swiss Financial Market Supervisory Authority.

Thái Lan
– Đối với Crypto Currency/Token:

  • Cho phép 7 Crypto Currencies được sử dụng trong ICO và trading pair, bao gồm:

o Bitcoin.
o Ethereum.
o Bitcoin Cash.

o Ethereum Classic.
o Litecoin.
o Ripple.
o Stellar.

  • Đánh thuế dựa trên giao dịch Crypto Currency. Cụ thể nhà đầu tư Crypto có thể phải nộp 7% VAT và 15% capital gains tax.
  • Các doanh nghiệp muốn thực hiện “digital asset trades” trên lãnh thổ Thái Lan sẽ phải nộp một khoản phí.

– Đối với sàn: Cần đăng ký với Ủy Ban Chứng Khoán Thái Lan (Securities and Exchange Commission (SEC).

– Đối với ICO: Xây dựng khung pháp lý toàn diện bao gồm:

  • Hạn mức đầu tư cá nhân tối đa.
  • Đối tượng được tham gia đầu tư ICO.
  • Khuôn khổ pháp lý cho việc bán Token.
  • Hạn mức gây quỹ tối đa.

Philippines

– Cấp phép cho 10 doanh nghiệp từ Nhật Bản, Hong Kong, Malaysia, Hàn Quốc để hoạt động trong các lĩnh vực mining, ICO, sàn giao dịch.

– Cho phép 10 doanh nghiệp Startup trong lĩnh vực Crypto Currency có thể hoạt động trong “Special Economic Zone” và chịu mức thuế thấp hơn.

– Các doanh nghiệp được cấp phép sẽ phải cam kết đầu tư 1 triệu $ trong 2 năm, đồng thời nộp phí đăng ký (tối đa $100,000).

– Tất cả các hoạt động chuyển từ Fiat sang Crypto Currency cần phải được thực hiện tại nước ngoài để tránh vi phạm các quy định của Philippines.

IV. Hoạt động giao dịch trực tiếp

– Hiện tại trên thế giới chưa có bất kỳ quốc gia nào có thể kiểm soát các giao dịch trực tiếp.
– Nhiều quốc gia đã đưa ra các cảnh báo cho người dân (ví dụ Ấn Độ).

V. Hoạt động thanh toán trên Ứng Dụng (Utility Token)

– Có chấp nhận Crypto Currency/Token là một phương thức thanh toán trên ứng dụng hay không? Nếu có, thì các gợi ý có thể có là:

  • Bản thân ứng dụng phải đúng theo pháp luật Việt Nam.
  • Các Crypto Currency/Token trong ứng dụng cần phải được đăng ký.

VI. Hoạt động kinh doanh sàn giao dịch Crypto Currency/Token

– Phải có giấy phép hoạt động.
– Các kiểm soát:

  • KYC/AML.
  • Thuế:

o Đưa ra mức thuế riêng cho các sàn (tương tự trường hợp Nhật Bản).
o Tính thu nhập của sàn:

+ Phí giao dịch.
+ Phí list Crypto Currency/Token lên sàn.
+ Phí các dịch vụ khác liên quan tới sàn.

o Trách nhiệm của sàn:

+ Có 1 số tiền đảm bảo trong Ngân Hàng Việt Nam.
+ Đảm bảo trách nhiệm cho share holder.
+ Trong trường hợp Hack/mất.
+ Trong trường hợp Phá Sản.

VII. Gọi vốn bằng Crypto Currency/Token

Định nghĩa
– Các hành động kêu gọi vốn bằng Crypto Currency/Token.

– Các hành động bán Crypto Currency/Token của dự án bằng Crypto Currency/Token khác hoặc bằng Fiat.

Các kiểm soát
– Các Crypto Currency/Token được chấp nhận đều phải nằm trong danh sách được duyệt.

– KYC/AML: Mọi dự án đều phải tuân thụ các luật về KYC/AML của Việt Nam về đầu tư mạo hiểm.

– Loại Crypto Currency/Token: Lúc thực hiện cần định nghĩa rõ về loại Crypto Currency/Token của dự án dựa theo định nghĩa các loại Crypto Currency/Token ở trên.

– Giới thiệu Dự Án:

  • Các dự án cần phải có đủ các cam kết theo quy định.
  • Chịu trách nhiệm với mọi phát ngôn và quảng cáo chính thức từ phía Dự Án.
  • Phải cảnh báo rõ ràng cho nhà đầu tư về các rủi ro có thể khi tham gia Dự Án (ví dụ như khi mua Token thì có thể bị rớt giá), và đây là loại hình kinh doanh mạo hiểm. Các cảnh báo này phải được hiển thị theo quy định.
  • Các cam kết phải được hiển thị theo quy định.

– Đảm bảo số lượng:

  • Số lượng token phát hành ra phải đúng với cam kết.
  • Việc chia token phải đúng với công bố.
  • Việc sử dụng số vốn gọi được phải đúng theo cam kết ban đầu.

– Đảm bảo kết quả dự án:

  • Đảm bảo chất lượng và kết quả dự án đúng như cam kết ban đầu.

– Thời gian thực hiện:

  • Đúng theo công bố, được phép kéo dài trong phạm vi đã cam kết ban đầu.

IX. Đề xuất của V-startup và đối tác

– Tạo môi trường để phát triển công nghệ Blockchain tại Việt Nam

– Khuyến khích phát triển công nghệ Blockchain tại Việt Nam.

– Đào tạo nhân lực cho blockchain Việt Nam.

– Để đánh giá được thực trạng phát triển và việc kiểm soát ngành công nghệ này tại Việt Nam, cần cho phép thí điểm trong 1 khoảng thời gian + kiểm soát chặt chẽ các loại hình kinh doanh đã nêu trên.

Các hoạt động Quốc gia của V-startup phối hợp trong năm 2018 với Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trường Kinh tế Quốc dân…