PHÍA SAU CẦU VỒNG

Tiểu thuyết ký sự tâm linh – chính trị – dòng chảy hậu trường không tiếng súng

“Chúng ta có thể sống không tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể sống không có tình người…”

Đời, về cơ bản là đẹp. Nhưng con người – trong nỗi e dè và sợ hãi – thường né tránh những góc nhìn trực diện. Chúng ta chỉ nghe điều mình muốn nghe. Còn phần lớn, ta che giấu, ta lảng tránh, ta e ngại, ta dò xét cả chính mình. Nhưng, không dễ để nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh.

CẦU VỒNG ĐIỆN ẢNH

Có những thứ không thể gọi tên, như khoảnh khắc trái tim khẽ lệch nhịp vì linh hồn chạm vào chính mình. Trích từ câu chuyện dài của một người di chuyển giữa hai thế giới: hữu hình và vô thức. Những thế giới ấy không cách nhau bao xa. Chỉ cách một giấc mộng. Hoặc một khoảnh khắc lặng yên đến tuyệt đối. Ở ranh giới đó, người ta thôi tìm kiếm câu trả lời. Chỉ lắng nghe – và nhận ra mình đã từng biết điều này từ rất lâu, trước cả khi có ngôn ngữ.

Và thế là bắt đầu…

LÁ SỐ GIỮA TRỜI


HỒI I: LỐI TẠM BIỆT TRONG ÂM VANG

Một chiều Hà Nội cũ, giày cao gót quay lại căn Pháp cổ – nơi linh hồn cô từng bị gọi tên bằng “lá số”.
Quá khứ, hiện tại, định mệnh và sự bất tuân giao thoa trong tiếng gió lật trang.
Cô nhớ ra mình là ai – không phải bằng lý trí, mà bằng một nhịp thở lặng im

Những gì cô có, nhiều hơn những gì cô muốn. Tiếng Chuông Và Chiếc Giày Thủy Tinh. Chuông ngân trong đầu như hồi kết lặng thầm cho một chương. Một buổi trưa giữa đời, nhưng như một chấm hết khẽ khàng cho một thế giới khác


HỒI II: NGƯỜI ĐỌC HỒN TRONG GƯƠNG KHÓI

Xuất hiện người đàn ông – người từng đọc “lá số” cho cô khi cô mười bảy tuổi.
Không ai rõ ông là ai – chỉ biết khi ông nói, linh hồn người nghe trầm mặc thinh không.
Trong gương khói, những ký ức tái hiện về những dấu vết đầu tiên, ngày Mị Châu rải lông ngỗng, ngày Mai An Tiêm khắc tên mình lên quả dưa, ngày chị cô treo chiếc mũ lên cây cao nhất và trong khoảng giữa đó, có chiếc quạt thêu tên được gửi về từ trại giam đặc biệt, một chếc thêu cho tên cô vào ngày 37 tuổi.
Người đàn ông không đưa lời khuyên. Chỉ nhìn cô như đã biết cô từ một kiếp khác.

Nước mắt tràn mi cô, khói cay lệ hoen, trước không gian mịt mờ và bóng người khuất trong màn gương. Cô lạnh buốt, năng lượng như kết tủa, trống rỗng rồi đầy ắp.

“KHÔNG MUỐN NỐI CHƯƠNG TÂM LINH NGẮT QUÃNG NHƯNG VẪN PHẢI NÓI LỜI TẠM BIỆT”


HỒI III: GIỮA HAI THẾ GIỚI KHÔNG TIẾNG NGƯỜI

Bước vào hành trình nội tâm, cô tìm kiếm trong không gian trại giam, những mật mã để lại thông qua những dự án cải tạo chính sách cho phạm nhân – nơi những linh hồn lầm lỗi soi chiếu vào chính mình, từng dấu vết để cho người tìm đến.
Cô không cứu ai. Nhưng chính nơi đó, cô nghe được tiếng của người chưa từng lên tiếng.
Giữa trại giam và thiền viện nơi cô chọn tĩnh tâm viết chính sách, cô thấy mọi thứ: sự gào thét và tĩnh lặng, kìm dấu nhân sinh, và thứ bao dung không lời: người ta bao dung cho mình, bao dung cho xã hội.
Giữa hai thế giới, cô trở thành cầu nối – không vì mong muốn, mà vì định mệnh bắt buộc.

Ngọc vỡ
Không phải tất cả những gì được gửi đến đều để giữ lại. Người gửi món quà quý và cô chỉ nhìn vào thông điệp. Chiếc vòng ngọc cổ hiếm vỡ tan như định mệnh báo trước.

HỒI IV: QUYỀN LỰC VÙNG SƯƠNG MỜ

Đi qua những vùng tối.
Không cần ánh đèn. Không cần tiếng gọi. Không cần nói chuyện gì đã thấy.
Vì trong không gian ấy, nơi những dải xám không còn tên, niềm tin mạnh hơn lời giải thích.
Người dẫn đường không nói, chỉ đi. Người theo sau không hỏi, chỉ bước.
Mỗi bước chân như đang chạm vào một bề mặt lặng câm của thế giới khác – nơi mọi sự thật đều trần trụi mà không ai cần buộc tội.
Có những nơi không thể mô tả. Chỉ có thể lặng yên để bước qua.

Cô cảm nhận mình rơi sâu vào niềm an vui như bước vào một trò chơi vô tận.
Đó là một cuộc chơi vĩnh cửu. Với trò chơi trời cho ấy, làm sao chúng ta có thể điều khiển, sắp xếp? Tốt nhất là rời ra ở trong vòng tròn quan sát.

HỒI V: NHỮNG BÓNG RỖNG

Tin nhắn ngắt mạch suy tưởng. Cuộc sống đời thường len vào lúc tôi đang đứng bên bờ cõi của suy nghiệm.
“Em rời đi khi đội ngũ chạm ánh hào quang. Em nghĩ mình bình thường sao?”
Lời ấy cứ vang mãi như gió thổi qua khoảng hậu trường không ánh đèn, không tiếng súng.
Chiếc giày thủy tinh rơi lại trên bậc thềm lễ hội.

Cô rời xa vị trí một trò chơi ngầm: quyền lực, danh vọng, lý tưởng và phản bội.
Những “người tử tế” mang mặt nạ đạo đức – lại giữ được ánh sáng.
Tỉnh táo và vô tâm trở thành công cụ giúp cô sống sót.
Cô đã không còn đứng trước lựa chọn: làm điều cô tin hay làm điều được chấp nhận?


HỒI VI: KÝ ỨC NGỦ TRONG GIẾNG NGỌC 

Quá khứ trồi lên như một nghi lễ. Tập thơ cũ. Bức tranh dở. Bản nhạc chưa đặt tên.
Những thứ cô từng chối bỏ, nay trở thành lời thì thầm mạnh mẽ nhất:
“Đừng vứt bỏ những gì là của linh hồn. Vì sau cùng, nó là điều duy nhất còn lại.”

Nơi từng là Dinh thự Pháp – rồi trở thành trường Dòng Sainte Marie, với nhà nguyện nhỏ, tượng Đức Mẹ, tiếng chuông sáng sớm… tất cả vẫn còn phảng phất đâu đó trong vách tường, trong tiếng bước chân đi qua hành lang dài. Cô thường tưởng tượng: một ngày của thập niên 1930, một cô nữ sinh đứng trong nắng xiên cửa kính màu, lặng lẽ cầu nguyện. Hay buổi chiều tháng 6 năm 99, khi toà nhà chính thức trở thành Bảo tàng, tiếng chuông vừa ngân, thì một linh hồn nghệ sĩ cũ cũng vừa rời thế giới. Lê Văn  – người từng vẽ “Thánh Nữ bồng Thánh Trẻ” trong Vatican.

Cô đã sống ở Hà Nội với tất cả những gì sâu sắc nhất có thể gom góp: nỗi cô đơn trong sự thông tuệ, những cuộc gặp không tên, và sự lặng lẽ của người biết mình phải chờ điều gì đó… không thuộc về thời gian tuyến tính. Những buổi chiều người gọi CLEOPATRAS – chiếc đầm cũ, ánh sáng nghiêng trong không gian tổng duyệt nội dung của những chương trình thí điểm nơi những mảnh linh hồn từng giao nhau.

“Ta nhìn thấy nhau trong truyền thuyết. Khi rừng chiều đổ mưa.”

DIỄN VĂN KHỞI SỰ 

“Có những thời khắc, lịch sử không gõ cửa bằng tiếng trống – mà bằng ánh nhìn của người trẻ. Có những lúc, ta không bước vào tương lai bằng những quyết định – mà bằng sự dũng cảm giữ gìn điều đúng đắn.”

Trên tiếng loa vọng vào xóm Sinh Tàn, tiếng loa của tháng 4 năm 92 thông vang tận vào đỉnh núi nơi cô ở, trên núi Thượng Cửu nơi rừng hoa Vàng Anh đang ôm trọn thân cô cho mộc dưỡng.

Một chu kì mới và vang lên tiếng người được chọn qua tranh cử:


“Kính thưa các vị lãnh đạo, các chuyên gia, các đại diện của tương lai,

Chúng ta bước vào một chu kỳ mới của quốc gia – không phải như một bản báo cáo – mà như một chương chuyển mình của tư tưởng.

Bởi hôm nay, một quốc gia không chỉ được đo bằng tốc độ tăng trưởng – mà bằng chiều sâu của sự thức tỉnh:

  • Biết lấy dữ liệu để soi đường, nhưng không để mất con người.

  • Biết chuyển đổi số, nhưng không để thành vô cảm.

  • Biết vươn ra thế giới, nhưng không quên căn cước dân tộc.

Chúng ta đi tiếp, không bằng niềm kiêu hãnh về quá khứ – mà bằng cam kết vận động và phát triển mỗi ngày, trong từng quyết định nhỏ, trong từng dự án công, trong từng lớp học, nhà máy, nông trại, và cả những khu vực từng bị lãng quên, trong những sân ga cũ, trong từng linh thiêng cổ xưa, những nghĩa trang anh linh thế hệ cha ông ngã xuống, đưa tượng Vua Hùng trấn điểm những căn cứ điểm quan trọng của Quốc ta.

Hôm nay, tôi không kêu gọi sự ủng hộ.
Tôi mời gọi một sự đồng kiến tạo.

Từ các nhà khoa học, trí thức, doanh nhân, người trẻ, các cháu yêu quý – mỗi người đều đang nắm trong tay một mảnh ghép của điều kỳ diệu sẽ gọi tên nước Nam trong bản đồ tư tưởng mới của thế giới.

Hành trình này không đòi hỏi bạn phải hoàn hảo.
Nó chỉ đòi hỏi bạn… phải có mặt.

Và khi một thế hệ quyết định có mặt,
dân tộc ấy không thể không trỗi dậy.”


HỒI VII: KẺ MỞ ĐƯỜNG KHÔNG CÓ BÓNG

Người trở thành lãnh đạo, người tái thiết, người nói chính sách từ góc nhìn linh hồn.
Càng đi xa. Cô học được sự im lặng, học cách tha thứ, học cách đi qua mà không để lại dấu.
Sự hiện diện của cô không còn cần lời – chỉ là một năng lượng không thể gọi tên.

“Mọi thứ nhẹ tênh. Không có trọng lực, không có thời gian – chỉ có nhịp thở chậm rãi của chính linh hồn cô.”“Và thế là cô hiểu – giấc mộng này không để trốn chạy, mà để tái sinh.”


KẾT: VƯỢT QUA CẦU VỒNG

Câu chuyện khởi sinh, mất – rồi tái sinh, là cánh cửa dẫn tôi vào sự thức tỉnh của dòng sinh mệnh.

Không có đoạn kết.
Chỉ là một tiếng cười vang lên trong đêm.
Và lời cuối vang vọng từ ký ức:
“Thế gian có một lá số. Vô tư thắng lợi.”

Cô đặt cuốn sổ xuống bàn. Chậm rãi mở ra.

Dòng đầu tiên là một lời nhắn: “Có những điều phải đi xuyên qua hết mọi thứ – mới có thể hiểu được tại sao chúng từng đến với mình.” Phía sau, là “lá số” – không chỉ là những dòng chữ, mà là một lời tiên tri. Một bản mô tả tâm hồn. Cô đã từng sống đúng như thế. Hoặc bị buộc phải sống đúng như thế. Giờ đây, khi ánh sáng ngoài cửa sổ đang ngả màu vàng sẫm, cô biết điều này không còn quan trọng nữa. Lá số không dẫn đường. Nó chỉ nhắc rằng có cọn đường đã được viết trước. Cô mỉm cười. Lần đầu tiên, nhẹ như một sợi tóc. Và trong cái tĩnh lặng đến mức có thể nghe thấy tiếng kim đồng hồ chuyển động, cô thì thầm: “Tôi đã nhớ ra mình là ai.”

Từ sâu trong tĩnh lặng, cô nghe thấy tiếng lòng mình rõ hơn bao giờ hết. Đó không còn là tiếng của giấc mơ cũ, mà là lời thì thầm của một cánh cửa mới đang hé mở. Cô biết, đã đến lúc trả lời cuộc gọi từ chính mình.

HÀNH LANG GỖ TẠI NHÀ CỔ – TỐI MUỘN

Ánh sáng đèn tường vàng nhạt rọi lên tường gạch cũ. Hành lang dài với các khung gỗ lim lặng lẽ, không gian mang nét kiến trúc Đông Dương. Cô đứng một mình, điện thoại áp tai. Máy quay từ sau lưng tiến dần, rồi xoay ra mặt cô – ánh sáng chỉ rọi một nửa gương mặt. Đối thoại qua điện thoại vang đều:

 “Anh có thể để em yên vị chỗ đó. Nhưng em phải lựa chọn đứng về phía nào.”

 “Em chọn phía có ánh sáng. Dù nó không soi được xa… nhưng đủ để em thấy bản thân mình.”

Một khoảng lặng. Cô nhìn ra cửa sổ cuối hành lang – ánh trăng chiếu vào tạo dải sáng mờ. Từ điện thoại vọng ra tiếng thở dài rất khẽ.

“Vậy là em từ chối… Dù biết rằng vị trí đó sẽ là cửa sinh cho nhiều người.”

“Hoặc là cửa tử cho những điều em từng tin.”

Máy quay cận gương mặt cô. Ánh mắt vẫn nhẹ nhàng, nhưng sâu thẳm. Một cánh cửa gỗ lim cuối hành lang từ từ khép lại theo tiếng gió.

NHẠC NỀN: Một đoạn nhạc dây nhẹ, tiết chế, như một lời tạm biệt không cần lý giải.

Đời, về cơ bản là đẹp. Nhưng con người – trong nỗi e dè và sợ hãi – thường né tránh những góc nhìn trực diện. Chúng ta chỉ nghe điều mình muốn nghe. Còn phần lớn, ta che giấu, ta lảng tránh, ta e ngại, ta dò xét cả chính mình, không dễ để nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh.

Cô luôn yêu quý sự tự do: tự do biểu lộ, tự do im lặng, tự do lên tiếng. Mỗi người chọn một cách: có người dùng ngôn từ, có người bằng nét vẽ, có người qua tiếng ca, có người lặng thầm trong phòng thí nghiệm hay đắm chìm trong những con số. Cô chọn sống một đời sống hoàn toàn nơi ánh sáng và bóng tối có thể cùng hiện diện.