Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình: Doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng mọi nguồn lực cho đổi mới sáng tạo

Đô thị thông minh là cơ hội khẳng định mình của các doanh nghiệp khởi nghiệp để đổi mới sáng tạo và tạo ra nhiều ứng dụng phục vụ cho nền kinh tế.

Đô thị thông minh – cơ hội khẳng định mình của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Việt Nam đang có tiềm năng và cơ hội để phát triển đô thị thông minh, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang được thúc đẩy hậu COVID-19. Trong bối cảnh đó, chủ đề đô thị thông minh là một trong những từ khóa nổi bật và thu hút nhiều sự quan tâm đến từ phía Chính phủ nhà nước và các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Đón đầu xu hướng này, Tổng giám đốc V-startup Việt Nam – Chuyên gia Nguyễn Thy Nga đã có cuộc trao đổi trực tiếp với Nguyễn Văn Bình – Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

 Chuyên gia Nguyễn Thy Nga đối thoại chính sách với Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tháng 10/2020

Thành phố thông minh giúp nâng cao khả năng tương kết của hạ tầng mạng, qua đó nâng cao kết nối giữa các ban ngành của chính quyền; giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân. Thứ hai, về thể chế, cần quan tâm đến công tác quản lý thiết bị điện tử và bảo vệ thông tin cá nhân cho người dân. Và cuối cùng là nhân tố con người. Việc trang bị cho nguồn nhân lực những kỹ năng cần thiết rất quan trọng, đó không chỉ là những kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, mà còn phải là kỹ năng nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo không ngừng, và phát triển đô thị thông minh, tạo ra nhiều cơ hội phát triển thị trường dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

“Rõ ràng thế giới sẽ có rất nhiều thay đổi ngay sau đại dịch, chúng ta phải có nhiệm vụ chuẩn bị đón bắt các cơ hội đang diễn ra hiện nay cũng như diễn ra mạnh mẽ sau đại dịch. Phải chăng, chúng ta phải đầu tư vào hạ tầng, phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào hạ tầng giao thông, hạ tầng số, để giúp cho nền chuyển đổi số nước ta mạnh mẽ hơn nữa. Hay chúng ta phải đầu tư hơn nữa vào ngành giáo dục, trong đó đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực lực hay đầu tư hơn nữa để phát triển ngành y tế cho phù hợp với diễn biến khó lường của đại dịch này cũng như lường đón những đại dịch khác trong thời gian sắp tới…

Đồng chí Nguyễn Văn Bình – Trưởng ban Kinh tế Trung ương

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương

Theo ý kiến của đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: “Trong bối cảnh của đại dịch, người chiến thắng là người biết nắm bắt cơ hội, đại dịch COVID-19 này cho ta thấy rất cần đổi mới sáng tạo, rất cần chuyển đổi số. Có rất nhiều dịch vụ online, đây là cơ hội để khẳng định Nghị quyết 52 và các bạn trẻ có thêm ý tưởng để đối phó với đại dịch COVID-19 và tạo ra nhiều ứng dụng phục vụ cho nền kinh tế trong thời gian tới. Tôi cho rằng Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng nguồn lực thoả đáng cho Đổi mới sáng tạo, không những đầu tư cho hiện tại mà trong tương lại, đầu tư để Việt Nam vượt qua đại dịch nhanh nhất và cũng để phục hồi nền kinh tế”.

Sơ kết 1 năm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển đô thị thông minh tại Nghị quyết số 52 – NQ/TW ngày 27/9/2017 của Bộ Chính trị về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” với các hoạt động trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, chiều 22/10, tại thành phố Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Xây dựng đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 (ASEAN Smart Cities Summit & Expo 2020). Diễn đàn tổ chức với sự phối hợp của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an, Ban Thư ký ASEAN, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh, UBND TP Đà Nẵng.

Mục đích của Diễn đàn cấp cao là thúc đẩy việc chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm và hợp tác giữa các đô thị của Việt Nam với mạng lưới đô thị trong khu vực ASEAN, qua đó đẩy nhanh tiến trình triển khai hiệu quả Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị. Diễn đàn cấp cao Đô thị thông minh ASEAN năm 2020 với với chủ đề “Đô thị thông minh – hướng tới Cộng đồng, Bản sắc và Phát triển bền vững vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.

Tại phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao, theo chương trình sẽ có phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; phát biểu khai mạc và đề dẫn của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; phát biểu của đại diện của các ban, bộ, ngành liên quan.

Sự cần thiết phải xây dựng các khu đô thị thông minh ở Việt Nam

Trong thành phố/khu đô thị thông minh, công nghệ kết nối công dân, doanh nghiệp với chính quyền và với nhau, do đó loại bỏ sự phân tán thông tin và giảm thiểu các tác động tiêu cực thông qua phân bổ nguồn lực thông minh.

Với Việt Nam, việc xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh sẽ tạo ra giải pháp đột phá, giúp đất nước bắt kịp xu hướng phát triển bền vững của thế giới. Bên cạnh tập đoàn, doanh nghiệp lớn, cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang có nhiều lợi thế chia sẻ “miếng bánh” khổng lồ này.

Chính phủ, doanh nghiệp lớn hay công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đều phải tạo ra sản phẩm, giải pháp hướng tới lợi ích của người dân mới tạo nên một đô thị thông minh. Một thành phố thông minh và bền vững là một thành phố sáng tạo sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ đô thị cũng như khả năng cạnh tranh, đồng thời đảm bảo rằng nó đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về kinh tế, xã hội, môi trường và từ đó con người cân bằng hơn, đô thị phát triển bền vững hơn.

Chuyên gia Nguyễn Thy Nga