NGƯỜI DÂN CẦN GÌ Ở VIỆT NAM 2045

Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống do tôi chủ nhiệm và điều hành đã bắt đầu và phát triển trong 3 nhiệm kì. Trong thời gian đó, Đề án đã tạo được dấu ấn rõ nét trong liên kết nguồn lực xã hội tham gia phối hợp nội dung, đồng hành các hoạt động lấy ý kiến xây dựng thể chế chính sách, tổ chức các hoạt động thương mại hóa nghiên cứu khoa học, mở rộng mạng lưới tư vấn, nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, có thành tựu quốc tế và nhiều hợp tác giá trị, góp phần thu hút đầu tư, phát triển đất nước.
Đề án xuyên suốt nhiều hoạt động như: hội thảo khoa học, nghiên cứu khảo sát, diễn đàn cấp cao, đối thoại chính sách, tọa đàm đánh giá tác động chính sách, ý kiến của mạng lưới chuyên gia trong nước quốc tế, doanh nghiệp, người dân… với các chiến lược lớn của Quốc gia và thông qua các hoạt động đó góp phần đưa chính sách vĩ mô đến gần hơn với cuộc sống. Đồng thời Từ Chính sách ra Cuộc sống cũng có tính hai chiều, thông qua các hoạt động nghiên cứu khảo sát thực tiễn cuộc sống, các báo cáo tổng hợp thông tin, ý kiến, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị có giá trị với các đơn vị hoạch định chính sách.
Các cơ quan đã hợp tác đến từ Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Tài Chính, Bộ Văn hóa và Thể thao, Bộ Công an…. các địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Hồ Chí Minh, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Bình Dương… Các đơn vị đã đồng hành và liên kết gồm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội đầu tư nước ngoài, Hiệp hội Văn hóa doanh nghiệp, Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Hội Tin học Y tế… Các đơn vị tài trợ gồm ngân hàng Vietcombank, ngân hàng Vietinbank, ngân hàng MB, HD Bank, Tập đoàn VNPT, Viettel, Furama, Samsung, Vingroup, FPT, UK Government, Tập đoàn Điện lực Kepco Hàn Quốc, Korean Air, Vietnam Airline, Becamex, Petrolimex…
Các chương trình thảo luận chính sách của Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống giai đoạn 2017 đến nay thường đặt ra những câu hỏi với Lãnh đạo Đảng và Chính phủ, đưa ra các nhu cầu từ cộng đồng và người dân, tổng hợp kiến nghị, đề xuất các giải pháp đóng góp mục tiêu chung gửi đến Thủ tướng và Phó thủ tướng phụ trách về các vấn đề cấp bách và các vấn đề ảnh hưởng đến phần lớn dân số.

Phóng viên: Với một Chương trình rộng, đóng vai trò là cầu nối giữa Nhân dân và Chính phủ, chị đã và sẽ làm cách nào để đạt mục tiêu của Đề án?

Thy Nga: Để đạt được mục tiêu định hướng ban đầu của Chương trình là có những tác động đến chính sách vĩ mô, thì đơn vị chủ trì và bản thân tôi là chủ nhiệm Đề án, phải có được góc nhìn rộng mở, đặt được vấn đề sắc bén, đề xuất được những chương trình hoạt động mang tính chất xu hướng, trọng tâm, bao quát, có nội dung và liên kết được nhiều nguồn lực.

Không có chính sách nào ảnh hưởng đến mọi người cùng một cách. Do đó, cần sự hiểu biết và nghiên cứu liên tục, sâu, rộng về nhóm xã hội nào bị ảnh hưởng, khi nào và mức độ như thế nào? Nhóm nguồn lực nào có thể hội tụ và các nhóm cơ quan tổ chức nào sẽ là chủ lực để đồng hành trong từng chính sách, và các công cụ đánh giá được tác động các hoạt động đã triển khai.

Bài toán đặt ra là cần tham gia tác động từ các giai đoạn đầu tiên trong việc lập nghị trình chính sách, bởi hiện tại các phản ánh chính sách thường ở những giai đoạn sau của quy trình hoạch định. Để có thể tác động được chính sách, cần sự am hiểu về chính sách công, quy trình hoạch định chính sách, cũng như sự nhạy cảm chính trị cần thiết. Và hơn thế nữa, không thể nói hết sự lưu tâm và cẩn trọng trong từng hoạt động, có đủ sự khái quát để là đại diện cho tiếng nói chung, đa phương, đa chiều. Thông thường, một quyết định chính sách được đưa ra vào thời điểm hiện tại nhưng những tác động của nó lại xảy ra trong tương lai. Vì thế không thể đánh giá hết được các tác động chính sách, kể cả khi các hoạt động nghiên cứu tiền khả thi hay đánh giá tác động chính sách và việc thực hiện thí điểm chính sách đã được thực hiện một cách nghiêm túc, thực chất.

Trích: Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 8/3/2022, 5 năm đề án Từ chính sách ra Cuộc sống

 

Thy Nga: sau giai đoạn phối hợp với các cơ quan Đảng và Chính phủ, gồm Ban, Bộ ngành, địa phương, hội, hiệp hội, viện, trường đưa ra các ý kiến đề xuất tổ chức thực hiện trên cơ sở khoa học chính sách và truyền thông chính sách có tác động lớn, khuyến nghị giải pháp chọn lọc giải quyết mục tiêu Quốc gia từ nhiệm vụ mà cơ quan, đơn vị đó cần thực hiện. Tôi cũng có những kỉ niệm đẹp khi Đề án đã có những hoạt động thành công vượt mong đợi và vẫn có nhiều hoạt động được đưa ra làm mô hình mẫu cho các đơn vị tiếp tục kết nối triển khai, có những hợp tác đã hoàn thành mục tiêu chính trị. Tuy nhiên trong số các hợp tác cũng có những đơn vị tạm dừng phối hợp do những biến động chính trị hoặc do tầm nhìn và mục tiêu của lãnh đạo từng đơn vị theo các giai đoạn khác nhau không tìm đến một hiệu quả chung, nhiều đơn vị không thấy giá trị của các hợp tác đã có hoặc nghĩ rằng Đề án làm vì mục tiêu hẹp hay mục tiêu cá nhân tôi. Trong những  năm qua với năng lực tổ chức triển khai từ Chính sách ra Cuộc sống và ngược lại, đưa ý kiến từ Cuộc sống vào Chính sách, tôi nhiều lần được mời vào các vị trí công việc quan trọng mà trước đây khi chưa bắt đầu Đề án, tôi còn không nghĩ đến.
Thật dễ dàng từ chối khi ta biết mình thực sự muốn gì. Tôi từ chối vì biết mình thích cảm xúc đọng lại khi công việc qua đi, là những hồi tưởng về những người có lý tưởng tôi đã gặp, những cột mốc lịch sử, về tinh thần, về chủ trương lớn, về cách thức tổ chức vĩ mô, về nỗi buồn hay niềm vui khi chúng tôi không kịp hoặc vừa kịp lúc nắm bắt và tác động được thời điểm vàng thay đổi một chính sách có thể mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam. Hoặc tôi cũng phải học phớt lờ cả những nỗi đau khi chính trị biến động, bộ máy lãnh đạo đổi thay đến lạ lẫm, tôi phải phớt lờ tiếp nhận các thông tin tập hợp và những câu chuyện về nỗi cơ cực của những người yếu thế, những mong mỏi của người dân về dịch vụ công, những trăn trở về an sinh xã hội… Tôi học cách bình thản trước những câu chuyện của đối tác Quốc tế mà tôi đã liên kết về trong quảng bá thương hiệu Việt Nam, những hành trình dài không hề dễ dàng để bắt đầu, thời gian tính bằng nhiều năm trong giai đoạn đầu sự nghiệp. Chính sách nhiễu loạn, thừa dàn trải và thiếu tập trung. Có những chuỗi ngày thật xót xa, cô độc, tôi là người hiếm hoi trong không gian chính sách đó, những người tôi làm việc, ngại ngần né tránh từ “vận động chính sách”, dù đúng vai trò, nhiệm vụ.
Xã hội mất niềm tin và khủng hoảng niềm tin, tôi cũng học được cách xác lập vị thế của mình, sống là chính mình, với những gì mình có và không có. Sống trong hiện tại, tập trung vào những gì mình kiểm soát và quan sát những gì mình không kiểm soát. Có những thời điểm không thể lạc quan, nhưng rồi có những lời nhắc nhở, khích lệ vì biết chính mình vẫn muốn làm một điều gì đó.
Các chuyên gia, các doanh nghiệp, các người nổi bật, truyền thông báo chí: trước khi nói điều gì to tát, trước khi nói những điều đẹp đẽ, hãy nói những điều tử tế và chân thực trước đã, đừng tô hồng cũng đừng bôi đen. – Từ tôi và những người tôi yêu quý.
SÁNG KIẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –  VIỆT NAM 2045
Thể chế, chính sách được ban hành kịp thời, phù hợp, có tầm nhìn, khả năng dự báo và định hướng chiến lược dẫn đường cho sự phát triển của quốc gia, thể chế chính sách phản ánh trực tiếp sự phát triển hình ảnh, vị thế, uy tín quốc gia; có tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến từng hoạt động của doanh nhân. Việc xây dựng, ban hành và thực thi thể chế, chính sách cũng như huy động, phân bổ hợp lý các nguồn lực là trọng trách của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân.
“Huy động nguồn lực nghiên cứu và truyền thông dự thảo chính sách, đóng góp cơ sở dữ liệu xây dựng và góp ý chính sách, tiên phong đề xuất cơ chế phối hợp công – tư chặt chẽ, hiệu quả trong công tác nghiên cứu và thực thi chính sách, để các chính sách Nhà nước ban hành thực sự thiết thực, hiệu quả, nhận được sự đồng thuận xã hội cao, tập hợp các lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và thi hành chính sách (cơ quan soạn thảo luật; các chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng các doanh nhân, doanh nghiệp), xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, tạo thành sức mạnh tập thể, góp phần hình thành và đưa chính sách vào cuộc sống”.
Sáng kiến phát triển hệ sinh thái chính sách CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM là một sáng kiến mở, từ sáng kiến các đơn vị tham gia chủ động mở rộng kết nối trong nước và quốc tế, để cùng tổ chức nhiều hoạt động, tăng cường đối thoại công – tư, cùng vẽ nên bức tranh chính sách VIỆT NAM 2045.
VÒNG TRÒN CHÍNH SÁCH: TỪ VIỆT NAM 2025 ĐẾN VIỆT NAM 2045

Việt Nam đã vạch ra một số mục tiêu và chính sách chiến lược để định hướng phát triển đến năm 2045, mốc lịch sử 100 năm nước nhà được độc lập (1945-2045). Tầm nhìn của Việt Nam đến năm 2045 tập trung vào việc trở thành một quốc gia hiện đại và phát triển với nền kinh tế thu nhập cao. Vòng tròn chính sách bao trùm từ phát hiện vấn đề chính sách, đến đánh giá tác động, đồng thời dự báo được các phản ứng chính sách, và lấy ý kiến tạo sự đồng thuận xã hội trong suốt quá trình dự thảo và thực thi chính sách. Vòng tròn Chính sách nhằm liên kết những cá nhân, đơn vị uy tín, có năng lực hội tụ nguồn lực xã hội và nguồn lực tổ chức các hoạt động phối hợp công – tư, chủ động tham gia, hỗ trợ nguồn lực vào quá trình dự thảo chính sách, tổ chức hoạt động truyền thông chính sách, được giới thiệu tại Hội nghị Chiến lược Kinh tế tư nhân 2024 tại Quảng Ninh. Hội nghị Chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024 góp phần đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp với các nhà khoa học, thúc đẩy tiếp cận khoa học công nghệ, tạo đột phá trong sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời, tăng cường liên kết, hợp tác giữa doanh nhân, doanh nghiệp, tạo cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

“Chúng tôi đánh giá cao hoạt động của Viện Quản trị Chính sách và kính đề nghị các diễn giả là doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý đi sâu vào phân tích vị trí, vai trò, giải pháp, tầm nhìn chiến lược của doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, đề xuất những bài học kinh nghiệm trong nước, quốc tế, mô hình phát triển và kiến nghị áp dụng triển khai tại Việt Nam, những kiến nghị với Trung ương về giải pháp cụ thể sửa đổi hệ thống pháp luật vì chủ trương lớn của Đảng” – TSKH Phan Xuân Dũng, chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.
Bà Nguyễn Thy Nga – Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển cho hay, Vòng tròn Chính sách nhằm liên kết những cá nhân, đơn vị uy tín, có năng lực hội tụ nguồn lực xã hội và nguồn lực tổ chức các hoạt động phối hợp công – tư, chủ động tham gia, hỗ trợ nguồn lực vào quá trình dự thảo chính sách, vận động chính sách. Sản phẩm chính sách cần phải dựa trên cơ sở dữ liệu chính sách và ứng dụng chuyển đổi số, bao trùm về xu hướng quốc tế, tầm nhìn Việt Nam và hành động địa phương, tổng hợp được hệ thống chủ trương, chiến lược, văn bản đã được ban hành liên quan đến chủ đề của chính sách. Từ đó chọn lọc được đúng nội dung cốt lõi, mục tiêu trong tâm, đúng đối tượng, đúng thời điểm, đúng xu hướng. 
Nguyễn Thy Nga: Tôi cho rằng những lãnh đạo, công chức hành động sai khi nhìn sai vấn đề, đặt sai câu hỏi. Vậy câu hỏi đúng là gì để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ để xứng đáng với vị trí, cần phải đặt ra và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: Người dân cần gì?
Các đề án và chương trình phi lợi nhuận dựa trên những sáng kiến mà tôi đã khởi xướng và phát động từ vai trò chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống phối hợp với một số cơ quan đơn vị trong giai đoạn trước đây, trong quá trình phát triển có thể thay đổi mục tiêu ban đầu, tôi tự nhận thấy cần giữ cam kết với công chúng đã đón nhận thông tin, nên sẽ tiếp tục triển khai và chịu trách nhiệm vận hành các chương trình, đề án theo mục tiêu đã đề ra.
Giai đoạn sau tháng 7/2024, với vai trò một chuyên gia độc lập và tiên phong có các thành tựu nổi bật trong 10 năm kinh nghiệm vận động, tác động chính sách trong các lĩnh vực xu hướng hoặc nhạy cảm nhưng có tác động xã hội lớn, tôi tiếp tục ưu tiên và lựa chọn:
  1. Hoạt động phi lợi nhuận cho công tác xã hội, xây dựng tác động vận động tổ chức nghiên cứu chính sách và thực thi pháp luật cho người yếu thế, người lầm lỡ, người có công với cách mạng vì mục tiêu an sinh xã hội và quyền con người.
  2. Hoạt động hợp tác tương trợ phát triển trao đổi nguồn lực cho các đối tác và đơn vị đồng hành dựa trên thư mời độc quyền tư vấn xây dựng nội dung, phối hợp hoạt động trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn dân, nhà ở xã hội, giáo dục đào tạo, các hoạt động có tác động xã hội lớn.
  3. Hoạt động có lợi nhuận và chi phí cao cho tư vấn phát triển huy động nguồn lực xã hội cho chiến dịch chính trị, tư vấn đào tạo và thúc đẩy chính sách có tác động xã hội lớn đối với các đặt hàng từ các tập đoàn và tổ chức kinh tế.

Trung ương Đảng đề ra mục tiêu 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao

Đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Cơ hội nào cho Việt Nam? Các chuyên gia tham gia Sáng kiến Chiến lược phát triển Việt Nam đã gửi về Viên Quản trị Chính sách về Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống các chủ đề để đóng góp ý kiến trong nhiều lĩnh vực.
1. Mục tiêu phát triển kinh tế
Tình trạng quốc gia thu nhập cao: Việt Nam đặt mục tiêu đạt được tình trạng thu nhập cao vào năm 2045, với mục tiêu GDP bình quân đầu người vượt xa mức hiện tại.Tăng trưởng bền vững và toàn diện: Tập trung vào tăng trưởng kinh tế bền vững mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp xã hội, giảm bất bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Công nghiệp hóa tiên tiến: Việt Nam có kế hoạch chuyển đổi cơ sở công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghệ cao và có giá trị gia tăng như điện tử, năng lượng tái tạo và công nghệ sinh học. Nền kinh tế đổi mới sáng tạo: Trọng tâm sẽ được đặt vào việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, đồng thời hỗ trợ các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ.
3. Chuyển đổi số
Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số sang nền kinh tế số, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng CNTT và phát triển kỹ năng số, thành phố thông minh và Chính phủ điện tử. Triển khai các sáng kiến ​​thành phố thông minh và cải thiện các dịch vụ công thông qua chính phủ điện tử để nâng cao hiệu quả hành chính và thu hút sự tham gia của công dân.
4. Phát triển nguồn nhân lực
Giáo dục và đào tạo chất lượng: Chính sách tập trung vào cải cách hệ thống giáo dục để nhấn mạnh tư duy phản biện, sáng tạo, ứng dụng công nghệ và năng lực học tập suốt đời. Nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động: Đảm bảo lực lượng lao động được trang bị các kỹ năng phù hợp với nền kinh tế tri thức.
5. Phát triển bền vững 
Mô hình tăng trưởng xanh: Triển khai chiến lược tăng trưởng xanh ưu tiên bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi năng lượng tái tạo: Đầu tư đáng kể vào các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và gió, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và tăng cường an ninh năng lượng.
6. Cơ sở hạ tầng và kết nối
Phát triển cơ sở hạ tầng toàn diện: Nâng cấp và mở rộng mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng đô thị và kết nối số để hỗ trợ các hoạt động kinh tế và hội nhập khu vực. Quy hoạch đô thị bền vững: Phát triển các thành phố thông minh, bền vững có khả năng chịu được tác động của biến đổi khí hậu và đô thị hóa.
7. Quan hệ đối ngoại và thương mại
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu: Tăng cường quan hệ kinh tế với các đối tác quốc tế và tối đa hóa các cơ hội từ các hiệp định thương mại để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thị trường xuất khẩu đa dạng: Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua đa dạng hóa và củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
8. Quản trị và cải cách thể chế
Minh bạch và trách nhiệm giải trình: Tăng cường quản trị bằng cách cải thiện tính minh bạch, giảm tham nhũng và đảm bảo trách nhiệm giải trình trong các thể chế công. Phân cấp và tham gia: Thúc đẩy cải cách quản trị địa phương và khuyến khích sự tham gia của công dân vào các quy trình ra quyết định công.
9. Bảo tồn và phát triển công nghiệp văn hóa
Di sản văn hóa: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam như một phần của bản sắc dân tộc, đồng thời hướng đến hiện đại và xu hướng thế giới, phát triển kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa sáng tạo, nâng cao gắn kết xã hội, thúc đẩy sự thống nhất và hòa hợp xã hội giữa các nhóm dân tộc khác nhau trong cả nước.
Ngắm lại một số hình ảnh được lưu lại không đầy đủ, hành trình đã ở đó xuyên suốt, chỉ làm vì thấy sự cần thiết chính sách chung, không vì một ai và một sự quen biết nào, nên một lần xuất hiện là một lần đã có dấu ấn và tạo ra tác động cộng đồng, tạo ra sự phát triển bản lĩnh cho cá nhân. Cảm ơn những ngày tuyệt đẹp, một chặng đường mới nở bung.
Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam thu hút sự tham gia của đông đảo lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương, các chuyên gia năng lượng trong và ngoài nước
Xây dựng thương hiệu-03
Chuyên gia tích cực-01

Thy Nga bắt tay những chuyên gia nước ngoài mời về Techfest 2018.